Giới thiệu Thảo Cầm Viên
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Vốn là một vùng đất hoang ở phía Đông Bắc kênh L’avanche (cầu thị nghè bây giờ). Ông Louis Adolphe Germain, một thú y sỹ của quân đội pháp được giao nhiệm vụ mở mang khu vực. Ông đã lập hàng loạt thiết kế quy hoạch cần thiết cho một vườn thú tương lai

Công trình hoàn thành vào tháng 3 năm 1865. Nhận thấy tầm quan trọng của một vườn thú lớn ở Viễn Đông, toàn quyền Đông Dương đã mời ông JB.Loius Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn bách thảo Calcutta (Ấn Độ) sang làm giám đốc. Ông Pierre được giao nhiệm vụ sưu tập các loài thực vật, động vật của Nam Kỳ và 3 nước Đông Dương để chuyển về Viện Bảo Tàng Lịch Sử thiên nhiên Paris.

Cuối năm 1865, vườn Bách Thảo được mở rộng thành 20 ha. Là một nhà khoa học, ông đã giữ lại nhiều cây rừng tự nhiên, đồng thời du nhập một số loài cây đại mộc từ các lục địa khác và trồng thành công một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á, để từ đây cho ra những vườn cây ăn trái sung túc khắp miền nam. Ông làm giám đốc trong 12 năm và để lại cho chúng ta một di sản quý giá: bộ sưu tập hơn 100000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại bảo tàngthực vật thuộc viện Sinh Học Nhiệt Đới thàh phố Hố Chí Minh và hàg ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, vườn cây trong công viên Tao Đàn.
Từ ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30/04/1975), Thảo Cầm Viên Sài Gòn tiếp đón hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm, đã làm cho cơ sở hạ tầng dần dần bị xuống cấp. Trước tình hình đó, từ năm 1984 Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố chủ trương cải tạo, nâng cấp Thảo Cầm Viên Sài Gòn với nhiều hạng mục công trình đã được xây dựng mới như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bêtông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm . . . Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 lên đến năm 2000 là 25.000m2. Quan hệ hợp tác quốc tế với các vườn động thực vật và các tổ chức khoa học ngày một phát triển. Chương trình trao đổi động vật với các vườn thú đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú. Nhiều loài động vật mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: Hà mã (Hippopotamus amphibius), Hà mã lùn (Choeropsis liberiensis), Báo Nam Mỹ (Panthera onca), Đà Điểu châu Phi (Struthio camelus), Hồng Hạc (Phoenicopterus ruper ruper), Đười ươi (Pongo pygmaeue), Hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis) v . v .
Đến với Thảo Cầm Viên Sài Gòn là đến với thiên nhiên rộng mở, để thưởng thức bầu không khí trong lành với tiếng vượn hú, chim muông, cây tươi, hoa đẹp.
Thảo Cầm Viên Sài Gòn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp Hội các Vườn Thú Đông Nam Á (SEAZA), Liên Đoàn Thế Giới Bảo Tồn Thiên Nhiên và Tài Nguyên Thiên Nhiên (IUNC), Hiệp Hội Giáo Dục Bảo Tồn các Vườn Thú Trên Thế Giới (IZEA)...

Thảo Cầm Viên trong tương lai.
Thành phố đã chỉ đạo việc quy hoạch xây dựng một vườn động thực vật mới với diện tích gần 487 ha để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố tại xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, TP HCM, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km với mục tiêu:
- Xây dựng khu trưng bày thú mô hình hoang dã lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.
- Nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm.
- Giáo dục bảo tồn và bảo vệ môi trường sống.
- Nghiên cứu về động thực vật.
- Xây dựng khu vui chơi giải trí, văn hóa, giáo dục hàng đầu Việt Nam.
- Giải quyết trên 1000 lao động.
- Thu hút trên 2 triệu khách/năm.
Với các hạng mục dự kiến:
1. Khu vực trưng bày thú mô hình hoang dã.
2. Vườn thú mở.
3. Khu trưng bày thú đêm mô hình hoang dã.
4. Các cảnh quan thiên nhiên đặc trưng trên thế giới.
5. Vườn bướm, vườn sưu tập thực vật.
6. Trung tâm nghiên cứu động thực vật.
7. Bảo tàng thiên nhiên.
8. Trung tâm giáo dục bảo tồn.
9. Khu biểu diễn thú ngày và đêm.
10. Khu picnic dã ngoại, khách sạn, resort, nhà hàng, khu vui chơi giải trí…
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA THẢO CẦM VIÊN
Thảo Cầm Viên Sài Gòn không chỉ là nơi vui chơi, giải trí và tham quan của công chúng mà vai trò của nó còn bao gồm với các chức năng giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Thảo Cầm Viên là giáo dục công dân về việc bảo tồn sinh vật và môi trường. Việc nuôi các loài động vật đặc hữu, các loài có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thảo Cầm Viên rất cần thiết cho việc bảo tồn cũng như mục tiêu giải trí và giáo dục. Việc giới thiệu cho công chúng, sinh viên, học sinh, các loài động vật đặc hữu hay các loài động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng có một ý nghĩa rất lớn. Vì qua đó Thảo Cầm Viên có thể thực hiện được chức năng giáo dục, phổ biến các kiến thức về bảo tồn đối với mọi người.
và đây là kiến huy ở Thảo Cầm Viên ....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét